✨ CÁC DỊCH VỤ

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi là một loại nhiễm trùng xuất hiện ở phổi, hay gặp hơn ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. bắt nguồn từ nguyên nhân vi khuẩn hoặc virus. Một số trẻ sơ sinh bị viêm phổi ngay từ khi vẫn còn là thai nhi trong tử cung, và cần được can thiệp điều trị ngay lập tức khi sinh ra.

Trẻ sơ sinh cũng có thể tiến triển viêm phổi sau khi được sinh ra vài tuần, và những trường hợp này thường là biến chứng của can thiệp thở máy.

Phương pháp điều trị cơ bản đối với viêm phổi ở trẻ sinh thiếu tháng là sử dụng kháng sinh, cân nhắc kết hợp thêm hỗ trợ oxy, hoặc thậm chí cần phải thở máy.

Triệu chứng viêm phổi ban đầu ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu như:

  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú
  • Sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt.
  • Trẻ thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

Biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này như:

  • Viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, trụy tim, kháng kháng sinh, còi xương kém phát triển.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi:

  • chắc chắn là phải đưa đến bác sĩ để được khám và điều trị là bước quan trọng nhất
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt( uống, dán hoặc nhét hậu môn)
  • Vỗ lồng ngực và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả

Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ:

  • Nên dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng.
  • Nên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn mà bạn đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm ho.

Phòng bệnh:

  • Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan, không hút thuốc lá, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
  • Nơi ở nên đủ ánh sáng, thoáng mát.
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin như: phế cầu, cúm, bạch hầu – ho gà- uốn ván…
  • Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nói chung ở trẻ như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, bỏ bú, chậm tăng cân…..để chăm sóc và điều trị kịp thời.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và sức đề kháng tốt.

 

CÁC DỊCH VỤ BABY CARE GO