✨ CÁC DỊCH VỤ

Nuôi con bằng sữa mẹ-những quan điểm sai lầm

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc đứa con yêu quý của mình. Sau đây là một số quan điểm sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ mà Baby Care Go xin chia sẻ:

1. Sữa mát – sữa nóng và Oversupply
Một số mẹ khi thấy con mình chậm tăng cân, có quan niệm rằng hay là tại sữa mình nóng, sữa người ta mát nên con người ta bụ bẫm thế kia…Đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm, sữa mẹ luôn tổng hòa đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể. Việc con bạn có thể không bụ bẫm như các em bé khác, có thể do các nguyên nhân:

   + Khả năng hấp thu dưỡng chất của mỗi bé là khác nhau. Và vì khác nhau nên đừng bao giờ so sánh con mình với bất kỳ ai để rồi tự làm mình stress. Chỉ cần con vui vẻ, chơi ngoan ko khóc, nằm trong mức cân nặng bình thường là tốt rồi.+ Bé chỉ bú sữa đầu hoặc bạn ở tình trạng oversuppy (quá nhiều sữa). Như phần trước đã nói, nếu bạn cho bé bú sai cách, nghĩa là bé bú không kiệt hẳn ti mẹ để nhận được sữa béo ở cuối bầu sữa.  Để khắc phục bạn cần cho bé ti dứt điểm 1 bên, xẹp hẳn ngực rồi mới đảo qua bên kia, trường hợp bé bú chưa kiệt mà ko bú nữa thì ở cữ bú sau lại tiếp tục bú bên ngực đó. Cũng có trường hợp các bà mẹ cơ địa quá nhiều sữa hoặc kích sữa “quá đà” (oversupply). Vì sữa quá nhiều nên lượng sữa đầu giàu kháng thể nhiều, bé chưa kịp bú đến đoạn sữa béo thì đã no bụng rồi. 1 số dấu hiệu để nhận biết bạn đang ở tình trạng oversupply là bé tăng cân ít/ chậm, đi phân hơi xanh xanh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chủ động giảm sữa bằng cách giãn/ giảm số lần và thời gian hút/ vắt/ bú. Ban đầu khi mới giãn rộng khoảng cách 2 cữ hút bạn sẽ hút được nhiều sữa hơn do ngực căng sữa, nhưng chỉ sau khoảng 1 tuần cơ thể sẽ tự hiểu nhu cầu giảm => sản xuất giảm.

   + Kích cỡ của ngực và lượng sữa. Cũng có các bà mẹ “tự kỷ” rằng ngực mình bé thế này thì làm sao mà có sữa/ nhiều sữa được. Sai nhé, bầu ngực chỉ là bồn chứa tạm thời, còn nhà máy sản xuất là cả cơ thể của bạn, bất kỳ khi nào cần, nhà máy sẽ hoạt động. Hoặc có trường hợp các bà mẹ hay có tâm lý ”để dành” sữa. Khi hút/ bú/ vắt với tần suất cao (tầm 3h/cữ), họ cho rằng mình ít sữa bởi vì cả ngày ngực mềm xèo ko căng j cả, và rõ ràng khi ngực căng thì hút/ bú được nhiều hơn, do đó họ thích để cho ngực căng (4-6h) mới thực hiện. Nhưng chỉ cần bạn “để dành” kiểu này tầm 1 tuần, thì sữa bạn sẽ giảm thật sự, và phương pháp “để dành” này chỉ áp dụng khi bạn muốn…cai sữa.Bởi vì ngực mềm k phải là ko có sữa, cũng như kích cỡ của ngực, bởi vì nó chỉ là bồn chứa, còn nhà máy sản xuất là cả cơ thể bạn mà? Ngực căng có thể bạn hút ra được nhiều hơn thật, nhưng đó chỉ là lượng sữa đã nằm ở “kho” quá lâu tích tụ làm căng bồn chứa. Quay về khái niệm thứ nhất, sữa sản xuất theo nhu cầu, nếu bạn để dành, giãn cữ chờ ngực căng thì vô tình cơ thể cũng hiểu nhu cầu giảm => sữa giảm dần dần. Hãy luôn nhớ rằng, bất kỳ lúc nào, ngực mềm hay nhỏ, cần là có.

2. Bồi bổ thật nhiều đồ ăn lợi sữa
Các bà đẻ thường được bồi bổ những món ăn vừa chất lượng, lợi sữa, vừa…nhiều. Và hậu quả thường thấy là sữa nhiều hay không chưa biết nhưng nhiều mẹ lại tăng cân nhiều hơn khi mang thai, thậm chí nhiều mẹ còn bị gút vì được bổ sung quá nhiều chất. Các bác sĩ sản khoa đã khẳng định rằng cháo móng giò không hề có chức năng lợi sữa như nhiều mẹ vẫn quan niệm. Việc duy trì sữa vẫn nằm ở chỗ quan trọng nhất là uống nhiều nước + sữa tươi, uống nước ấm càng tốt và nên tránh nước lạnh, kết hợp ăn uống đầy đủ và cân bằng. Ăn đa dạng và không cần ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt, đồ béo.

3. Dùng thuốc và lượng sữa
Các bà mẹ cho con bú thường rất sợ dùng thuốc, bởi vì sợ ảnh hưởng đến sữa, bé dễ bị đi ngoài hoặc dị ứng…điều này đúng, nhưng đúng với điều kiện các bạn dùng thuốc giống như người bình thường. Thông thường theo mình hiểu, bất kỳ loại thuốc nào trị bệnh gì cũng đều có đầy đủ 1 dải phổ dành riêng cho nhiều đối tượng : sơ sinh, trẻ em, người lớn, người có bầu và cho con bú. Vì vậy nếu bạn ở vào phổ có bầu/cho con bú, nếu bạn ốm bệnh hãy cứ đến gặp bác sỹ và nói cho họ biết để họ cho bạn thuốc phù hợp và ko ảnh hưởng đến sữa.

Khi mẹ bị cảm cúm sụt sịt hoặc đau bụng…các mẹ thường sợ không dám cho con bú, nhưng thực ra sữa mẹ không ảnh hưởng và các bạn vẫn có thể cho con bú bình thường, thậm chí cho bé bú mẹ lại tốt hơn vì có kháng thể giúp bé phòng bệnh bằng cách ti mẹ (mẹ nên đeo khẩu trang tránh lây cho bé qua đường hô hấp, rửa tay sạch sẽ tránh vi trùng vi khuẩn xâm nhập qua tiếp xúc trực tiếp) hoặc hút ra bình và nhờ người khác cho bé bú.

Cũng có trường hợp bất khả kháng mẹ phải dùng thuốc đặc biệt ví dụ như….thuốc tránh thai khẩn cấp,  bạn chỉ cần cho bé bú no/ vắt kiệt sữa trước khi uống thuốc, sau đó trong thời gian 8-10 tiếng sau khi uống thuốc hoặc tùy thời gian bán thải của thuốc (hỏi dược sĩ) bạn vẫn duy trì vắt sữa đều đặn nhưng đổ bỏ. Sau thời gian này bạn lại cho bé bú bình thường.

Nhiều mẹ hỏi dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thì thường bị giảm sữa đột ngột và lo lắng sẽ bị mất sữa. Thực tế nguyên nhân giảm sữa là do mẹ bệnh cơ thể mệt mỏi thì nhà máy sản xuất yếu là chuyện bình thường ai cũng gặp, kháng sinh cũng là 1 tác động, giai đoạn này nếu hụt sữa thì là lúc dùng sữa trữ đông để bổ sung cho bé. Tuy nhiên đây chỉ là ảnh hưởng trong ngắn hạn. Sau khi hết dùng thuốc kháng sinh + khỏi ốm, bạn vẫn có thể kích sữa lại bằng cách tăng thêm 1-2 cữ bú/ hút/ vắt hoặc tăng thời gian 1 lần bú/ hút/ vắt trong ngày, trong vòng 1 tuần là khôi phục lại lượng sữa. Đừng lo lắng vì chính tâm lý lo lắng mới là nguyên nhân làm bạn khó kéo sữa về.

CÁC DỊCH VỤ BABY CARE GO